8/9/14

Bệnh Nhi Này Có Mất Nước Không?

Is This Child Dehydrated?

Bài tham khảo BS Hà Vinh soạn cho sinh viên Y khoa
Tháng 9/ 2014

Bé trai 7 tháng rưỡi tuổi, nhà ở Long An, nhập viện vì ói và tiêu lỏng.
Bé bệnh ngày thứ hai (giờ thứ 24):
Mẹ khai bé bắt đầu bệnh từ trưa hôm qua: lúc đầu bé ói ba bốn lần, chưa sốt, chưa đi tiêu. Đến xế bé vẫn ói, xuất hiện thêm bé đi tiêu, ban đầu phân sệt vàng, sau đó ra toàn nước, không có mùi gì khác lạ, không khóc lúc đi tiêu, không rặn. Đến chiều bé vẫn đi tiêu và ói thêm mấy lần nữa, đồng thời mẹ thấy bé sốt nên cho cháu đi BS gần nhà khám. Bé được cho thuốc hạ sốt và nước biển khô (viên Hydrite để pha trong nước) nhưng bé vẫn còn ói và tiêu lỏng trong đêm nên sáng hôm nay mẹ đưa bé đến khám tại bệnh viện và được cho nhập viên. Tổng cộng 24 giờ qua bé ói 13 lần, đi tiêu lỏng 30 lần.
Lúc vào khoa bé tỉnh, quấy, khóc to nhưng không có nước mắt, thở nhanh #58/ph (bé đang khóc), mạch nhanh khó đếm nhưng bắt được, SpO2 98%, tần số mạch 180/ph trên máy đo độ bảo hòa Oxy cầm tay.

Môi bé khô, mắt trũng.


Bé uống nước háo hức.




Nhìn bé qua đoạn video

 


Và đây là hình ảnh bé khi chuẩn bị xuất viện mấy ngày sau.



Bé có bị mất nước không? Nếu có thì mất nước nhiều hay ít?

3/9/14

Tiêu Chảy Nhiễm Trùng ở Trẻ Em: Shigella so với Rotavirus

Bài tham khảo dành cho sinh viên Y khoa

BS Hà Vinh soạn tháng 9 năm 2014

Hai tác nhân vi sinh quan trọng nhất gây ra tiêu chảy trẻ em ở các nước đang phát triển (gồm cả Việt Nam) là Rotavirus trong nhóm tác nhân virus, và Shigella trong nhóm tác nhân vi trùng (vi khuẩ).
Các bài nghiên cứu y khoa phần nhiều chỉ nghiên cứu một trong hai tác nhân mà thôi. Vốn là một nhà lâm sàng cho nên nhân dịp có điều kiện thuận lợi, tôi đã để tâm so sánh bệnh cảnh lâm sàng do hai tác nhân này gây ra trên trẻ em. Nội dung được trình bày trong một chương trong luận án PhD của tôi chứ không xuất bản trên tạp chí.
Sau khi trình bày cơ cấu các tác nhân vi sinh vật gây bệnh đường ruột ở trẻ em tại TP Hồ Chí Minh, tôi so sánh dịch tễ và biểu hiện lâm sàng của tiêu chảy do Rotavirus và do Shigella. Cuối cùng một lưu đồ được đề xuất để giúp định hướng về tìm tác nhân và chỉ định kháng sinh. Hy vọng các bạn có hứng thú đọc thì sẽ có thể tìm thấy một vài điều mới lạ, bổ ích.
Mời các bạn tham khảo bản tiếng Anh. Phần tài liệu tham khảo là cho cả luận án nên khá dài.
Bạn nào muốn tải về xem dễ hơn thì dùng đường link dưới đây: https://drive.google.com/file/d/0B1-p1bVjNJBEb1FPaWVRODZJalk/view?usp=sharing